Bartender là gì? Công việc thường ngày của Bartender là gì? 

Bartender là gì? Công việc thường ngày của Bartender là gì? 

Bartender là gì? Bartender hiện nay là từ ngữ để chỉ 1 nghề, thuật ngữ dành riêng cho những người làm nghề pha chế đồ uống, thức uống có chứa cồn, pha chế cocktail hay mocktail, bắt đầu du nhập và dần nở rộ tại thị trường Việt Nam trong vòng khoảng 10 năm trở lại đây.

Bartender ngày nay đang được xem là một nghề mang lại rất nhiều cơ hội phát triển và mở ra hàng trăm hàng triệu việc làm vô cùng hấp dẫn cho các bạn trẻ. Vậy bạn có biết khái niệm Bartender là gì? Công việc của chúng ra sao? Và lý do tại sao nghề này lại thu hút nhiều người đến vậy?

Nội Dung Bài Viết

Khái quát về Bartender 

Kẻ từ khi ngành F&B (Food and Beverage) được phát triển tại Việt Nam trong những năm gần đây, nghề pha chế rượu cùng với các thức uống chứa cồn ngày càng được nhiều bạn trẻ yêu thích và tìm hiểu. Người pha chế rượu được gọi chung với tên gọi là Bartender và họ là người có khả năng tạo ra nhiều thức uống chứa cồn khác nhau và vô cùng hấp dẫn. 

Khái quát về Bartender 

Dành thời tìm hiểu về nghề pha chế rượu này cũng sẽ giúp bạn biết thêm được một ngành nghề xu hướng đang được giới trẻ yêu thích và hơn nữa, chính bản thân bạn cũng có thể dễ dàng trở thành một Bartender chuyên nghiệp.

Nhiều năm trước đây thì chưa có sự thống nhất trong cách gọi tên những người làm nghề pha chế. Barista và Bartender được xem là hai thuật ngữ quen thuộc thường được dùng để nhắc đến những người làm nghề pha đồ uống, không phân biệt là pha chế thức uống có cồn hay không cồn. 

Ngày nay, khi các mô hình kinh doanh thức uống cũng như công nghệ sản xuất nguyên liệu đang ngày càng phát triển, để công việc này được công nhận và cũng như là chuyên môn hóa hơn, người pha chế rượu được gọi là Bartender và Barista chính là danh xưng gọi những người pha chế cà phê. 

Bartender là gì? 

Bartender là gì? 

Bartender là thuật ngữ dùng để chỉ những người làm nghề pha chế rượu và công việc chủ yếu là pha chế rượu hay các loại đồ uống có cồn như cocktail, bia, … Bartender là người làm việc tại quầy Bar của các Nhà hàng, Khách sạn, quán Bar hoặc Club, Pub… 

Với đặc thù chuyên môn của công việc pha chế thức uống có cồn, Bartender được xem là người khá am hiểu về các loại đồ uống có cồn như rượu, bia, cách lựa chọn sản phẩm chất lượng, cách sơ chế và bảo quản các nguyên liệu tươi như hoa quả, thảo mộc thường được dùng để pha chế, trang trí. 

Ngoài ra, Bartender là người có kỹ thuật pha chế thành thạo các loại đồ uống như: Mixologist, Stirring, Blending, Layering một cách điêu luyện nhất. 

Công việc thường ngày của Bartender là gì? 

Công việc thường ngày của Bartender là gì? 

Công việc chính của Bartender là pha chế thức uống theo yêu cầu của mỗi khách hàng. Bên cạnh đó, họ còn phải chịu trách nhiệm trong việc sắp xếp chai rượu, dụng cụ cho tới những bước thao tác trong pha chế sao cho thật gọn gàng; kiểm kê số lượng hàng hóa, kiểm tra chất lượng của các nguyên vật liệu, chuẩn bị dụng cụ pha chế; vệ sinh sạch sẽ khu vực làm việc, … 

>> Tìm hiểu thêm:

Không chỉ có những việc trên, Bartender còn phải làm việc khá thường xuyên với khách hàng, bạn phải tinh ý và biết các cách giao tiếp, trò chuyện, kể những câu chuyện liên quan đến thức uống, văn hóa của các nước trên thế giới… để có thể đem tới khách hàng một không gian thưởng thức rượu thoải mái, xua tan đi những căng thẳng mệt mỏi và bộn bề trong cuộc sống hàng ngày.

Bartender còn là một người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Với công việc này, bạn sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ từ giao tiếp cho đến nhận order từ các vị khách hàng.Chính vì vậy, kỹ năng của một Bartender còn phải linh hoạt mở rộng về khả năng giao tiếp với khách, khả năng xử lý tình huống nhạy bén để có thể mang đến sự hài lòng tuyệt đối cho từng khách hàng. 

Ngoài ra, kỹ năng pha chế, biểu diễn trong lúc pha chế thức uống kết hợp cùng với lối trò chuyện tinh tế, duyên dáng sẽ dễ dàng giúp cho một Bartender có thể gây được ấn tượng, thu hút được nhiều khách hàng đến cửa hàng của bạn trải nghiệm trong những lần kế tiếp.

Bên cạnh đó, công việc của một Bartender sẽ không thể hoàn thành tốt được nếu như không có sự đồng hành của những dụng cụ pha chế như: Bình lắc (Shaker), dao cắt sợi hoặc thái sợi (Channel knife & Citrus zester), ly đong định lượng, muỗng hoặc thìa khuấy (Barspoons), lọc (Julep & Hawthorn strainer), dụng cụ chuyên dụng mở nút rượu vang (Wine opener), máy xay sinh tố (Blender)… 

Và hơn hết, bước đầu tiên để Bartender có thể dễ dàng chinh phục được vị trí này chính là tìm hiểu và nắm rõ công dụng cũng như có thể sử dụng thành thạo tất cả các dụng cụ này. 

Sức hấp dẫn nghề Bartender là gì? 

Sức hấp dẫn nghề Bartender là gì? 

Bartender được xem là nghề có công việc mang đến tính chất thoải mái, môi trường làm việc hiện đại và không kém phần năng động. Chính vì vậy, công việc này thường không tạo cảm giác gò bó với tất cả mọi người đang chọn theo nghề.

Hình tượng một Bartender chú tâm vào bình lắc (shaker), tỉ mẩn pha chế và trang trí lên ly cocktail luôn toát ra vẻ “cool ngầu” chính là một phần khiến cho các bạn trẻ khao khát được gắn bó với nghề, đặc biệt là các bạn nam.

Ngành F&B (Food and Beverage) hay còn gọi là ngành ẩm thực – đồ uống tại Việt Nam vẫn không ngừng tăng trưởng hàng ngày nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn của thị trường trong nước. Trong những năm qua, ngành này đã đóng góp con số 15% trong tổng GDP của cả nước. 

Ở tương lai, nghề Bartender này có rất nhiều cơ hội để các bạn trẻ có thể phát triển sự nghiệp của mình ở trong nước và thậm chí xa hơn là lấn sân ra thị trường quốc tế.

Khả năng thăng tiến trong nghề Bartender là gì? 

Khả năng thăng tiến trong nghề Bartender là gì? 

Mức thu nhập khá hấp dẫn cùng với cơ hội thăng tiến luôn rộng mở chính là yếu tố giúp cho nghề Bartender dễ dàng thu hút được nhiều người theo đuổi chúng. Sau một khóa học nghề ngắn hạn, bạn đã có đủ kiến thức và kỹ năng cơ bản để sẵn sàng ứng tuyển vào làm việc ở vị trí Phụ Bar (Bar Back). 

Khi kinh nghiệm và kiến thức của bạn dần dần được tích lũy theo xu hướng tốt lên, năng suất làm việc cũng cao hơn, bạn bắt đầu có cơ hội phát triển lên những vị trí khác cao hơn trên lộ trình của nghề pha chế như Bartender, Bar Trưởng (Head Bar), Giám sát Bộ phận Pha chế, Quản lý Bộ phận Ẩm thực, Quản lý Bộ phận Pha chế, Giám đốc Bộ phận Dịch vụ Ẩm thực. 

Mức lương của một Bartender khởi điểm trong khoảng 200 USD/ một tháng và có thể tăng lên mức trên con số 1.300 USD/ một tháng. Đặc biệt hơn, con số này còn chưa kể các khoản phụ cấp, thường và tips mà bạn sẽ nhận được mỗi tháng. Tùy nơi bạn làm việc mà con số trên sẽ khác nhau. 

Nhiều bạn nữ trót mang niềm yêu thích với nghề Bartender nhưng lại ngần ngại, lo lắng không biết con gái có nên theo học nghề Bartender, hay nghề Bartender có quan trọng về ngoại hình hay không?Thực tế đã chứng minh được rằng, nghề Bartender là một nghề phù hợp cho cả nam giới và nữ giới, không hề có sự phân biệt giới tính trong công việc. 

Sự tỉ mỉ, khéo tay và có tính sáng tạo chính là ưu thế của những bạn nữ khi xác định sẽ theo đuổi nghề Bartender lâu dài. Hiện nay, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có khá nhiều nữ Bartender thành công như: Ivy Mix, Jillian Vose, Pamela Wiznitzer, Kat Phương Khanh, … Sự nổi tiếng của họ không hề kém cạnh gì so với những nam Bartender khác. 

Bartender thường làm việc ở đâu?

Nghề Bartender không chỉ đem đến cho bạn những cơ hội việc làm với mức lương vô cùng hấp dẫn mà còn giúp bạn có thời gian trải nghiệm những môi trường làm việc khá hiện đại và năng động. Học nghề Bartender, bạn có thể xin vào làm việc tại các Nhà hàng lớn nhỏ khác nhau, Khu nghỉ dưỡng (Resort), Khu du lịch, các quán Bar, Club, Pub trong nhà và cả ngoài trời, … 

Bên cạnh đó, nếu bạn dành nhiều thời gian để trau dồi kiến thức kinh doanh và kỹ năng quản lý, bên cạnh đó là một chút khiếu kinh doanh, bạn có thể tự tin để xây dựng nên một thương hiệu đồ uống của riêng mình.

Thời gian làm việc thông thường của Bartender

Do đặc thù công việc khá đặc biệt nên thời gian làm việc của Bartender sẽ chủ yếu là vào ban đêm. Mỗi ngày, Bartender sẽ bắt đầu ca làm từ 18h và kết thúc vào 1h sáng của ngày hôm sau (hoặc hơn tùy vào tính chất của quán). Chính vì thế, đôi khi việc này cũng sẽ mang đến cho Bartender không ít những vất vả, khó khăn… 

Bù lại, nghề này cũng có thể sẽ mang đến cho bạn một mức lương rất hấp dẫn. Môi trường làm việc vô cùng chuyên nghiệp và cao cấp cùng với nhiều cơ hội thăng tiến để lên được các vị trí cao hơn tại nơi làm việc.

Các hình thức làm việc chủ yếu của Bartender

Hình thức làm việc toàn thời gian (full time)

  • Bartender sẽ có thu nhập khá ổn định và thời gian làm việc trung bình khoảng 40 tiếng/ tuần với mức lương ở mức trung bình là 300 – 450 USD/tháng. 
  • Bartender cũng sẽ được hưởng đầy đủ các chế độ cần thiết theo quy định như: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn, ngày nghỉ phép hưởng lương, chế độ trợ cấp khác, … 
  • Một hạn chế khi làm Bartender toàn thời gian (full time) là quỹ thời gian để giải trí, nghỉ ngơi thư giãn và dành cho gia đình bị rút ngắn vì giờ giấc làm việc gần như trái ngược nhau.

Hình thức làm việc bán thời gian (part time) 

Với công việc làm Bartender bán thời gian, bạn có thể làm thêm nhiều công việc trong một ngày, linh động sắp xếp lịch làm việc, điều này giúp bạn có khả năng tăng thêm thu nhập cho bản thân và tích lũy được nhiều kinh nghiệm từ nhiều môi trường làm việc khác nhau. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ có thời gian để tham gia thêm nhiều khóa học, tích lũy được kiến thức mới và nâng cao kỹ năng trong giao tiếp và cả công việc.

Trở thành Bartender phải cần những gì? 

Để có thể tạo ra được những ly đồ uống thơm ngon, sở hữu hình thức ấn tượng, bắt mắt, Bartender ưu tiên là những người có đôi tay khéo léo và khả năng sáng tạo vô hạn. Sự am hiểu về cơ bản liên quan đến các nguyên liệu cũng như là phương pháp pha chế chính là nền tảng giúp bạn linh động sáng tạo ra nhiều loại thức uống mới mẻ, độc đáo. 

Chính vì vậy, cách đơn giản nhất để bạn có thể bắt đầu với nghề Bartender là tham gia các khóa học bài bản từ cơ bản đến nâng cao, tự tích lũy và xây dựng cho mình một nền tảng kiến thức vững chắc về nghề Bartender nói chung.

Các khóa học sẽ giúp bạn rèn luyện được những kỹ năng cơ bản của Bartender như shake (lắc), stir (khuấy), muddle (dầm), … Khi sử dụng thành thạo được các dụng cụ, bạn có thể tự mình thực hiện được các thao tác biểu diễn trong quá trình pha chế thức uống nhằm dễ dàng chinh phục được cả những khách hàng khó tính nhất. 

Bên cạnh đó, bạn cũng cần dành thời gian để trau dồi khả năng ngoại ngữ, các kỹ năng giao tiếp với khách hàng, khả năng bán hàng, xử lý tình huống một cách tinh tế và nhạy bén để bổ trợ vào suốt quá trình làm việc của bạn.

Qua bài viết trên, bạn sẽ đúc kết được rằng trở thành một Bartender thật sự không quá khó như nhiều người vẫn lầm tưởng. Chỉ cần tìm hiểu về cách thức cũng như những yêu cầu của Bartender là gì thì bạn đã dễ dàng từng bước đến gần hơn với công việc yêu thích của mình. Chúc các bạn sẽ theo đuổi được đam mê của mình! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.